Để cho quá trình sản xuất cho ra kết quả than tốt nhất thì việc chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất phải được tốt nhất có thể nên chọn những loại gáo dừa có bề ngoài cứng khô, không bị vỡ vụn.
Quá trình chọn lọc xong với số lượng mong muốn ta nên loại bỏ sơ qua 1 lần các loại vật liệu khác bị lẫn trong gáo dừa. Sau khi đã lọc sơ qua 1 lần ta cho lần lượt từng ít một gáo dừa vào trong lò nung (lò nung phải được thiết kế theo lò dạng nung trong điều kiện yếm khí (không có oxy)) với mức nhiệt nung rơi vào khoảng 1000 độ đến 1200 độ C.
Với các loại than nung qua quá trình này tồn tại ở dạng tiền hoạt tính với hình dạng vảy, mảnh, được dùng làm vật liệu lọc nước sinh hoạt hay lọc nước thải.
Để giúp than hoạt tính có được cấu trúc xốp và trọng lượng nhẹ hơn nâng cao khả năng hấp thụ và thấm hút thì sau khi trải qua quá trình nung tại lò thì sẽ được trải qua tiếp quá trình hoạt hóa bằng hơi nước với mức nhiệt từ 800 -900 độ C.
Trong quá trình hoạt hóa thì than sẽ tiếp tục bị thiêu đốt và tạo ra các lỗ hổng có kích thước (A0 ) rất nhỏ trong than, thời gian hoạt hóa than hoạt tính khác nhau thì cho ra các loại than có cấu trúc lỗ hổng khác nhau. ( than hoạt hóa chậm sẽ cho ra loại than có kích thước lỗ hổng rơi vào từ 0.1 – 15 A0 và than hoạt tính trải qua quá trình hoạt hóa dài sẽ cho ra loại có lỗ hổng từ 15 – vài trăm A0 )
Tùy vào nhu cầu sử dụng trong quá sản xuất than thì điều chỉnh thời gian khác nhau:
Với nhu cầu dùng than để hấp phụ khí đốt hay sử dụng để hấp phụ các khí độc hại, hơi dung môi và hóa chất thì nên kéo dài thời gian hoạt hóa than để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại nếu nước lọc có nhiễm màu thì nên dùng các loại than có quá trình hoạt hóa nhanh.